Home > TIN TỨC & SỰ KIỆN > Các lễ hội truyền thống độc đáo người Nhật

Các lễ hội truyền thống độc đáo người Nhật

Nhật Bản là đất nước có bề dày lịch sử lâu đời, tạo nên nền văn hóa Nhật Bản đa dạng, phong phú. Cùng tìm hiểu về các lễ hội truyền thống độc đáo của người Nhật nhé !

Lễ hội chúc mừng năm mới Oshogatsu

Khác với các nước Châu Á, Nhật Bản chọn ngày 1 tháng 1 dương lịch hàng năm sẽ là ngày chào mừng năm mới, được gọi là Oshougatsu. Oshougatsu là một trong những ngày lễ lớn ở Nhật, diễn ra trong nhiều ngày với các nghi thức mừng đại lễ khác nhau. Người Nhật chuẩn bị Oshougatsu từ 8/12 – 12/12. Vào Oshougatsu thì gia đình cần dọn dẹp sạch sẽ, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng và trang trí trí nhà cửa để đón chào năm mới. Nếu người Việt Nam trang trí nhà cửa bằng cành đào, cây mai,… thì ở Nhật họ sử dụng cây thông Kadomatsu hay dây treo Shimekazari trước của nhà và ăn bữa cơm tất niên, lì xì đầu năm cho trẻ nhỏ, tham gia chơi Toko Age, cầu long Hanetsuki.

Lễ hội hoa anh đào Hanami

Hanami trong tiếng Nhật là ngắm hoa. Đất nước mệnh danh là “xứ sở hoa anh đào” nên Hanami được xem là một trong những lễ hội lớn Nhất năm của Nhật Bản. Hàng năm, khoảng thời gian cuối tháng 3 đầu tháng 4, hoa anh đào trên khắp cả nước bắt đầu nở rộ thì người dân nhật cũng háo hức chuẩn bị Hanami như đón chờ một món quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây. Hanami kéo dài khoảng 10 ngày, mọi người sẽ ngồi dưới tán hoa anh đào tổ chức tiệc tùng, hát hò, thưởng thức hoa. Bạn có thể bắt gặp người Nhật mặc kimono truyền thống cùng nhau chia sẻ bento, sushi, sake.

Đèn lồng Obon 

Cũng giống với lễ Vu lan báo hiếu thể hiện lòng thành của con cái với ông bà, cha mẹ. Obon tổ chức vào tháng 7, ở mỗi vùng miền thì phương thức và ngày tổ chức là khác nhau. Vào ngày đầu tiên của lễ, mọi người sẽ treo đèn long cửa nhà để tổ tiên có thể về viếng thăm hay đi thăm viếng, tu sửa lăng mộ. Ngày cuối cùng của Obon, họ sẽ mang lồng đèn thả ở các song, hồ, biển xem như tiễn đưa linh hồ người quá cố về nơi yên nghỉ. Thông thường, trong đêm thả đèn lồng thường có pháo hoa.

Lễ hội cá chép Koinobori Matsuri

Cờ cá chép trong tiếng nhật Koinobori, cá chép biểu tượng cho dũng cảm và tính ngoan cưới khí dám vượt vũ môn hóa rồng làm chuyện đại sự, cũng giống với tính các của bé treo. Koinobori Matsuri chính là lễ hội của các bé trai. Vào ngày 5 tháng 5 âm lịch sẽ tổ chức lễ hội Koinobori Matsuri. Lúc này, cờ cá chép đã được treo khắp các con đường trước 2 tháng, trước cửa nhà người dân cũng trang trí những dải cờ cá chép màu sắc, mọi người cũng sẽ bắt gặp những món ăn Obento mô phỏng hình cá chép với mong muốn con cái có sức khỏe tốt và trưởng thành.

Lễ hội Gion

Lễ hội Gion là lễ hội lớn nhất của xứ sở Mù Tang, tổ chức tại đền Yasaka vào tháng 7 hàng năm. Có ý nghĩa mong cầu sức khỏe, xua đi dịch bệnh. Người dân tổ chức lễ hội để giữ vững tinh thần lạc quan, không sợ hãy, luôn vui vẻ. Trong những nghi thức độc đáo được diễn ra vào ngày lễ chính là buổi diễn hành Yamaboko Junko vào ngày 17/07 trên đường phố Tokyo vô cùng náo nhiệt. Ngoài lễ diễn hành, Gion còn tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, hội họp như thanh tẩy Mikoshi, dựng kiệu Hoko và Kama

Bài viết được viết bởi,         Trung tâm Du học & XKLĐ VLE tại Hải Phòng đã được cấp phép bở Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội chuyên cung cấp dịch vụ Du học Nhật Bản tại Hải Phòng chuyên nghiệp, chất lượng hàng đầu khu vực. Hướng dẫn, hỗ trợ, chăm sóc tận tình bạn đến với chúng tôi!

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Trung tâm VLE: www.facebook.com/xkldNhat.Hp/

  • Địa chỉ: Đường Hải Triều (Quốc lộ 10), P. Quán Toan, Q. Hồng Bàng, Tp. Hải Phòng
  • Hotline: 0915.815.907

Bài viết liên quan

ĐỐI TÁC DU HỌC