Chắc hẳn bạn đã đọc qua bài viết “ Nét đẹp đặc trưng trà đạo ”, vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ tiếp tục gửi tới bạn đọc về nét đẹp văn hóa trà đạo ở các nước phương Đông nhé !
Tại phương Đông, các quốc gia sở hữu văn hóa trà đạo có lịch sử lâu đời ngoài Nhật Bản phải kể tới là Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc. Trà đạo ở mỗi quốc gia này lại có các đặc điểm văn hóa riêng biệt.
Trà đạo ở Việt Nam
Việt Nam từ thời xa xưa, người dân đã truyền nhau câu nói “ chè Thái, gái Tuyên”. Nghĩa của câu này nói là trà (người dân Việt hay gọi là chè) ngon là trà trồng ở vùng đồi núi khu vực Thái Nguyên, con gái xinh đẹp thường hay ở khu vực Tuyên Quang. “ Chè Thái” xưa vốn là thứ vật phẩm chỉ dành riêng cho tầng lớp vua chúa và quý tộc. Đỉnh cao của món vật phẩm này là thời nhà Nguyễn, sau đó lan rộng các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Với người Việt, việc tìm hiểu trà đạo như sợi dây kết nối những người có chung một niềm đam mê trà đạo đồng thời giúp mối quan hệ giữa người với người sẽ trở nên xích lại gần nhau. Trà đạo như đại diện cho nền văn hóa ứng xử kính trên nhường dưới, đề cao lễ nghĩa, phép tắc trong cuộc sống đời thường. Một trong những vẻ đẹp độc đáo của trà đạo Việt là cách thức pha trà độc đáo. Người thưởng trà ngoài am hiểu về trà ra họ còn cần có kiến thức trong cách pha, công cụ dùng để pha, kiểm soát nhiệt độ nước và nguồn nước, đảm bảo giữ trọn vẹn hương vị thuần túy của bình trà.
Trà đạo Việt không quá cầu kỳ hoa mỹ như ở một số quốc gia khác. Bộ trà cụ người Việt rất đơn giản bảo gồm ấm trà, chén trà, khay, kỷ cùng hỏa lò. Trà cụ thường được làm bằng chất liệu đất sét, thủy tinh hay kim loại. Trong buổi thưởng trà của người Việt thường có ánh nến ấm áp, hương trầm, hoa tươi để tạo nên không trà đạo ấm cúng nhất.
Trà đạo ở Trung Quốc
Trung Quốc sở hữu nền văn hóa thưởng trà lâu đời nhất nhì thế giới. Có lợi thế là nơi sản sinh ra lá trà, người dân Trung quốc đã dày công nghiên cứu, biến trà từ một sản vật nội địa trở thành thức uống tiếng tăm có mặt trên toàn thế giới. Đặc biệt, do địa hình cũng như khí hậu của đất nước mà Trung Quốc còn sở hữu nhiều giống trà quý hiếm có hương vị độc nhất tạo nên tiền đề phát triển văn hóa trà đạo ngày một lan rộng. Trong trà đạo xứ Trung người ta còn đề cao chữ “ mỹ”. Từ “ mỹ” mang ý nghĩa đề cao quá trình chọn lựa pha chế trà, đòi hỏi người nghệ nhân trà đạo cần kiểm soát một cách kỹ thương.
Nói tới trà đạo Trung Quốc khiến người ta nghĩ tới ngày nghệ thuật pha trà đầy công phu, thanh cao, thời thượng. Bộ trà cụ trà đạo đặc trưng của xứ Trung sẽ bao gồm những món đồ: ấm trà, chén trà, chén tống, ống ngửi, thông ấm, thẻ múc trà, kẹp chén, gạt trà, phễu và phễu lọc. Vốn đề cao chữ mỹ cũng như hương vị trong từng tách trà nên yêu cầu với bộ công cụ pha trà cũng vô cùng khắt khe. Phương thức pha trà và thưởng trà cũng rất kỳ công, qua nhiều bước, nhiều công đoạn khác nhau. Người pha sẽ lấy chén trà úp lên ông ngửi và nhanh chóng lật ngược lại sao cho nước trà chảy tràn từ ống sang chén, mang trọn hương thơm tinh tế sẵn có của trà. Tiếp theo, người pha sử dụng kẹp giữ chén và ông ngửi đưa chén lên sát mũi để từ từ hương thơm trong chén sẽ lăn theo ống ngửi giúp người pha ngửi thấy hương thơm khe khẽ trong chén trà. Điểm cần lưu ý là chỉ sử dụng ba ngón tay để kẹp chén trà khi uống tạo thành thế “ tam long giá ngọc”.
Trà đạo Nhật Bản
Trong trà đạo Nhật, người Nhật xem trọng Hòa – Kính – Thanh – Tịch. Tức nghĩa của bốn từ trên là hòa bình – kính trọng – thanh khiết cùng chữ Tịch nói về thẩm mỹ. Ngoài ra, trà đạo sẽ được tiến hành nhất quán về mặt không gian, nước pha, quy cách thực hiện và lễ nghi thức thưởng trà riêng. Nhật được biết là cái nôi của trà đạo nhưng hiếm ai biết rằng văn hóa trà đạo của người Nhật lại chịu ít nhiều ảnh hưởng bởi đất nước láng giàng Trung Hoa. Điểm chung nổi bật văn hóa trà đạo hai đất nước này phải kể tới hương vị umami trong nghệ thuật pha trà hiếm có, cầu kì.
Bộ trà cụ Nhật bao gồm: kama – nồi nước nấu, furo – bếp đun nước, hishaku – gáo tre múc nước, mizushashi – hũ đựng nước để rửa bát trà/ châm thêm nước, kensui – hũ đổ nước dư từ bát trà, usuki – bát trà và chawan – bát trà. Giống với người Trung, cách thức pha trà và thưởng trà của người Nhật cũng sẽ vô cùng công phu và tỉ mỉ qua từng giai đoạn.
Trà đạo Hàn Quốc
Ở xứ sở kim chi thì trà đạo dường như có nét phóng khoáng hơn các nước bạn bè. Điểm độc đáo trong văn hóa trà đạo ở Hàn Quốc nằm ở vị trà ngon cùng cung cách pha trà ấn tượng. Có thể nói, văn hóa trà đạo du nhập vào Hàn Quốc muộn nhưng lại phát huy trọn vẹn những tinh túy vốn thuộc về nó của trà đạo.
Bộ trà cụ Hàn Quốc không quá cầu kỳ mà tối giản với các món đồ là ấm trà, chén trà, đĩa lót chén, đồ chuyền nước (đưa nước nóng vào ấm trà), hũ đựng trà và thẻ đóng trà. Gốm Hagi với lớp tráng men dày có chất lượng cao cùng kiểu dáng màu sắc trang nhã sẽ thường được lựa chọn làm bộ trà cụ Hàn. Khách thưởng trà sẽ ngồi cách bàn trà một khoảng cách tương đối. Khi rót trà, tách trà của khách được đặt trên tay trái, chén của chủ thì đặt bên phải. Nước trà cần rót theo thứ tự khách trước – chủ sau. Khách mời tuyệt đối không được nâng chén trà trước chủ làm điều đó. Khi thưởng trà, người dùng cần nâng chén trà che, tay cần che kín khuôn mặt, lòng bàn tay hướng vào trong rồi từ từ nâng chén trà lên sát mũi để cảm nhận hương thơm lan tỏa. Tất cả đều được thực hiện một cách chậm rãi, nhấp từng ngụm trà nhỏ không phát ra tiếng động. Ngoài ra, nếu bữa tiệc trà được người lớn tuổi hay bậc bề trên tham gia thì người trẻ cần quay sang một bên, cử chỉ nhẹ nhàng kín đáo thưởng trà.
Tìm hiểu thêm qua :
Trung tâm VLE – Du học Nhật Bản tại Hải Phòng
VLE – Là đơn vị uy tín, Trung tâm Du học & XKLĐ VLE tại Hải Phòng đã được cấp phép bở Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội chuyên cung cấp dịch vụ Du học Nhật Bản tại Hải Phòng chuyên nghiệp, chất lượng hàng đầu khu vực. Hướng dẫn, hỗ trợ, chăm sóc tận tình bạn đến với chúng tôi!
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Trung tâm VLE: www.facebook.com/xkldNhat.Hp/
- Địa chỉ: Đường Hải Triều (Quốc lộ 10), P. Quán Toan, Q. Hồng Bàng, Tp. Hải Phòng
- Hotline: 0915.815.907